Trong chuyên đề về các công trình kiến trúc tại Sài Gòn giai đoạn trước năm 1975, không thể không nhắc đến các ngôi trường. Một trong những ngôi trường được KTS Ngô Viết Thụ thiết kế nằm ngay vị trí của đại học Thể dục thể thao quốc gia 2 ngày nay. KT&ĐS giới thiệu bài viết của một học trò về thăm lại trường cũ. Nhưng đây không phải là câu chuyện “lớp cũ trường xưa” thương nhớ kiểu tuổi học trò mà là câu chuyện về kiến trúc. Bởi từ mái trường xưa ra đi, người học trò xưa nay đã là một kiến trúc sư.
Ảnh phục dựng lại nguyên bản ngôi trường
Vào một ngày, tôi trở lại ngôi trường xưa xa cách đã 37 năm của thời trung học sau khi trường đóng cửa từ năm 1975. “Nhiều nét đổi thay tường mái rêu mờ”, đúng vậy, và còn hơn vậy khi những lớp học cũ đã không còn mà thay vào đó là các thay đổi chức năng phù hợp với một trường đại học Thể dục thể thao. Quay trở lại trường với một tư cách khác, một kiến trúc sư, tôi nhận ra ngôi trường năm xưa của mình tuyệt đẹp. Là một trường trung học thôi, nhưng khi nghiên cứu về mặt bằng quy hoạch tổng thể, tôi thấy người thiết kế đã thực hiện đúng bài bản của một thiết kế trường học mà không phạm một sai sót nào, thậm chí tôi vẫn còn tìm được những tiêu chí về “kiến trúc xanh” trong chi tiết.
Trường được xây vào đầu thập niên 1960 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 1965. Tổng thể của trường là một phần của cụm trường đại học Sư phạm khi đó với nhiều kiến trúc có cùng một loại đường nét. Toạ lạc trên một ngọn đồi mà ngày trước, khi đi trên xa lộ Hà Nội hoặc xa lộ Đại Hàn ta có thể thấy ngôi trường một cách dễ dàng. Ngày đó, chúng tôi đi học đều bằng xe buýt, khoảng 30 phút mới đến trường với khoảng 20 xe đưa đón các điểm khắp nơi trong thành phố. Tôi sẽ không đề cập gì nhiều về tính chất của trường như đây là một ngôi trường thuần Việt với các chương trình học đặc biệt gọi là tổng hợp: thi vào trường bằng trắc nghiệm, học các môn đặc biệt như công kỹ nghệ, doanh thương, kinh tế gia đình v.v. Trong phạm vi bài này, tôi muốn nói về khía cạnh kiến trúc.
Các dãy lớp học trên mặt bằng tổng thể được sắp xếp theo một “party” kinh điển của trường học với các dãy lớp học theo hướng Bắc Nam, tránh hướng nắng Đông Tây. Tất cả được thông nhau bằng một hành lang với hàng cột tròn nhẹ thanh mảnh với đường nét ngày nay vẫn không cũ. Chúng tôi học trong những lớp học với các dãy bàn cho phép ánh sáng đi từ phía bên trái qua (cho đa số học sinh thuận tay phải), do đó bên tay phải chúng tôi bao giờ cũng là hành lang đi vào lớp (nơi đó ánh sáng ít hơn), đó lại là một chi tiết rất quan trọng của kiến trúc lớp học. Trong lớp, chúng tôi rất ít khi bật quạt hoặc bật đèn vì hệ thống cửa sổ kính bật cho phép ánh sáng và gió lùa vào và hàng lam sọc đứng gần trần nhà cho phép đối lưu không khí. Sau này khi nhìn lại, tôi còn thấy mái nhà có hai lớp, một lớp mái bằng fibro ximăng che một tấm sàn bêtông cho phép thông gió cách nhiệt và chống dột.
Kiến trúc hội trường là một tác phẩm có hình một con bọ hung nhiều chân gắn liền ký ức của tôi với những sự kiện lớn của trường có liên hoan ca hát, lãnh thưởng hoặc những trận thi đấu bóng bàn giao lưu giữa các trường bạn. Ngày nay, khi nhìn lại, tôi thấy thực không dễ để có thể nghĩ ra một mô hình hội trường đa dụng với các chức năng pha trộn: sân khấu có hậu trường, phòng chiếu phim, nhà thi đấu thể thao với đầy đủ kho tàng.
Điều tôi muốn nói trong bài này là, trường trung học kiểu mẫu Thủ Đức (tên gọi của trường thời đó) do KTS Ngô Viết Thụ vẽ là một tác phẩm kiến trúc tiêu biểu cho sản phẩm một thế hệ kiến trúc sư trong nước thực hiện. Đây là một kiến trúc được thiết kế từ gần 50 năm trước nhưng dường như đường nét kiến trúc rất mới cho tới bây giờ, mang đậm phong cách của Sài Gòn cũ, được nghiên cứu cẩn thận với các mối quan tâm về vật lý kiến trúc, sử dụng vật liệu địa phương (gạch bông, tường vôi, đá rửa) xứng đáng là mẫu vật cho đặc trưng kiến trúc Việt Nam vào thập niên 1960. Ngày nay, nhìn sự đổi thay theo công năng mới chưa phù hợp về mặt kiến trúc, tôi thầm mong có một ngày ngôi trường sẽ được cải tạo phục chế lại như một sự bảo tồn cho một tác phẩm thực sự có giá trị của quốc gia.
Hình ảnh ngôi trường trước đây
Nét kiến trúc vẫn còn rất mới so với ngày nay
Hành lang xương sống nối liền toàn trường
Hành lang lớp học rộng 3m có lam che nắng
Hình phục chế góc phòng ban giám hiệu ngày xưa
Phòng chiếu phim và nguyên trạng mặt tiền hội trường còn lại
Những thay đổi, chắp vá tại phòng ban giám hiệu ngày nay
Mặt bằng hiện tại
Mặt bằng ngày xưa
KTS Dương Hồng Hiến
Ảnh phục dựng lại nguyên bản ngôi trường
Vào một ngày, tôi trở lại ngôi trường xưa xa cách đã 37 năm của thời trung học sau khi trường đóng cửa từ năm 1975. “Nhiều nét đổi thay tường mái rêu mờ”, đúng vậy, và còn hơn vậy khi những lớp học cũ đã không còn mà thay vào đó là các thay đổi chức năng phù hợp với một trường đại học Thể dục thể thao. Quay trở lại trường với một tư cách khác, một kiến trúc sư, tôi nhận ra ngôi trường năm xưa của mình tuyệt đẹp. Là một trường trung học thôi, nhưng khi nghiên cứu về mặt bằng quy hoạch tổng thể, tôi thấy người thiết kế đã thực hiện đúng bài bản của một thiết kế trường học mà không phạm một sai sót nào, thậm chí tôi vẫn còn tìm được những tiêu chí về “kiến trúc xanh” trong chi tiết.
Trường được xây vào đầu thập niên 1960 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 1965. Tổng thể của trường là một phần của cụm trường đại học Sư phạm khi đó với nhiều kiến trúc có cùng một loại đường nét. Toạ lạc trên một ngọn đồi mà ngày trước, khi đi trên xa lộ Hà Nội hoặc xa lộ Đại Hàn ta có thể thấy ngôi trường một cách dễ dàng. Ngày đó, chúng tôi đi học đều bằng xe buýt, khoảng 30 phút mới đến trường với khoảng 20 xe đưa đón các điểm khắp nơi trong thành phố. Tôi sẽ không đề cập gì nhiều về tính chất của trường như đây là một ngôi trường thuần Việt với các chương trình học đặc biệt gọi là tổng hợp: thi vào trường bằng trắc nghiệm, học các môn đặc biệt như công kỹ nghệ, doanh thương, kinh tế gia đình v.v. Trong phạm vi bài này, tôi muốn nói về khía cạnh kiến trúc.
Các dãy lớp học trên mặt bằng tổng thể được sắp xếp theo một “party” kinh điển của trường học với các dãy lớp học theo hướng Bắc Nam, tránh hướng nắng Đông Tây. Tất cả được thông nhau bằng một hành lang với hàng cột tròn nhẹ thanh mảnh với đường nét ngày nay vẫn không cũ. Chúng tôi học trong những lớp học với các dãy bàn cho phép ánh sáng đi từ phía bên trái qua (cho đa số học sinh thuận tay phải), do đó bên tay phải chúng tôi bao giờ cũng là hành lang đi vào lớp (nơi đó ánh sáng ít hơn), đó lại là một chi tiết rất quan trọng của kiến trúc lớp học. Trong lớp, chúng tôi rất ít khi bật quạt hoặc bật đèn vì hệ thống cửa sổ kính bật cho phép ánh sáng và gió lùa vào và hàng lam sọc đứng gần trần nhà cho phép đối lưu không khí. Sau này khi nhìn lại, tôi còn thấy mái nhà có hai lớp, một lớp mái bằng fibro ximăng che một tấm sàn bêtông cho phép thông gió cách nhiệt và chống dột.
Kiến trúc hội trường là một tác phẩm có hình một con bọ hung nhiều chân gắn liền ký ức của tôi với những sự kiện lớn của trường có liên hoan ca hát, lãnh thưởng hoặc những trận thi đấu bóng bàn giao lưu giữa các trường bạn. Ngày nay, khi nhìn lại, tôi thấy thực không dễ để có thể nghĩ ra một mô hình hội trường đa dụng với các chức năng pha trộn: sân khấu có hậu trường, phòng chiếu phim, nhà thi đấu thể thao với đầy đủ kho tàng.
Điều tôi muốn nói trong bài này là, trường trung học kiểu mẫu Thủ Đức (tên gọi của trường thời đó) do KTS Ngô Viết Thụ vẽ là một tác phẩm kiến trúc tiêu biểu cho sản phẩm một thế hệ kiến trúc sư trong nước thực hiện. Đây là một kiến trúc được thiết kế từ gần 50 năm trước nhưng dường như đường nét kiến trúc rất mới cho tới bây giờ, mang đậm phong cách của Sài Gòn cũ, được nghiên cứu cẩn thận với các mối quan tâm về vật lý kiến trúc, sử dụng vật liệu địa phương (gạch bông, tường vôi, đá rửa) xứng đáng là mẫu vật cho đặc trưng kiến trúc Việt Nam vào thập niên 1960. Ngày nay, nhìn sự đổi thay theo công năng mới chưa phù hợp về mặt kiến trúc, tôi thầm mong có một ngày ngôi trường sẽ được cải tạo phục chế lại như một sự bảo tồn cho một tác phẩm thực sự có giá trị của quốc gia.
Trường được xây vào đầu thập niên 1960 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 1965. Tổng thể của trường là một phần của cụm trường đại học Sư phạm khi đó với nhiều kiến trúc có cùng một loại đường nét. Toạ lạc trên một ngọn đồi mà ngày trước, khi đi trên xa lộ Hà Nội hoặc xa lộ Đại Hàn ta có thể thấy ngôi trường một cách dễ dàng. Ngày đó, chúng tôi đi học đều bằng xe buýt, khoảng 30 phút mới đến trường với khoảng 20 xe đưa đón các điểm khắp nơi trong thành phố. Tôi sẽ không đề cập gì nhiều về tính chất của trường như đây là một ngôi trường thuần Việt với các chương trình học đặc biệt gọi là tổng hợp: thi vào trường bằng trắc nghiệm, học các môn đặc biệt như công kỹ nghệ, doanh thương, kinh tế gia đình v.v. Trong phạm vi bài này, tôi muốn nói về khía cạnh kiến trúc.
Các dãy lớp học trên mặt bằng tổng thể được sắp xếp theo một “party” kinh điển của trường học với các dãy lớp học theo hướng Bắc Nam, tránh hướng nắng Đông Tây. Tất cả được thông nhau bằng một hành lang với hàng cột tròn nhẹ thanh mảnh với đường nét ngày nay vẫn không cũ. Chúng tôi học trong những lớp học với các dãy bàn cho phép ánh sáng đi từ phía bên trái qua (cho đa số học sinh thuận tay phải), do đó bên tay phải chúng tôi bao giờ cũng là hành lang đi vào lớp (nơi đó ánh sáng ít hơn), đó lại là một chi tiết rất quan trọng của kiến trúc lớp học. Trong lớp, chúng tôi rất ít khi bật quạt hoặc bật đèn vì hệ thống cửa sổ kính bật cho phép ánh sáng và gió lùa vào và hàng lam sọc đứng gần trần nhà cho phép đối lưu không khí. Sau này khi nhìn lại, tôi còn thấy mái nhà có hai lớp, một lớp mái bằng fibro ximăng che một tấm sàn bêtông cho phép thông gió cách nhiệt và chống dột.
Kiến trúc hội trường là một tác phẩm có hình một con bọ hung nhiều chân gắn liền ký ức của tôi với những sự kiện lớn của trường có liên hoan ca hát, lãnh thưởng hoặc những trận thi đấu bóng bàn giao lưu giữa các trường bạn. Ngày nay, khi nhìn lại, tôi thấy thực không dễ để có thể nghĩ ra một mô hình hội trường đa dụng với các chức năng pha trộn: sân khấu có hậu trường, phòng chiếu phim, nhà thi đấu thể thao với đầy đủ kho tàng.
Điều tôi muốn nói trong bài này là, trường trung học kiểu mẫu Thủ Đức (tên gọi của trường thời đó) do KTS Ngô Viết Thụ vẽ là một tác phẩm kiến trúc tiêu biểu cho sản phẩm một thế hệ kiến trúc sư trong nước thực hiện. Đây là một kiến trúc được thiết kế từ gần 50 năm trước nhưng dường như đường nét kiến trúc rất mới cho tới bây giờ, mang đậm phong cách của Sài Gòn cũ, được nghiên cứu cẩn thận với các mối quan tâm về vật lý kiến trúc, sử dụng vật liệu địa phương (gạch bông, tường vôi, đá rửa) xứng đáng là mẫu vật cho đặc trưng kiến trúc Việt Nam vào thập niên 1960. Ngày nay, nhìn sự đổi thay theo công năng mới chưa phù hợp về mặt kiến trúc, tôi thầm mong có một ngày ngôi trường sẽ được cải tạo phục chế lại như một sự bảo tồn cho một tác phẩm thực sự có giá trị của quốc gia.
Hình ảnh ngôi trường trước đây
Nét kiến trúc vẫn còn rất mới so với ngày nay
Hành lang xương sống nối liền toàn trường
Hành lang lớp học rộng 3m có lam che nắng
Hình phục chế góc phòng ban giám hiệu ngày xưa
Phòng chiếu phim và nguyên trạng mặt tiền hội trường còn lại
Những thay đổi, chắp vá tại phòng ban giám hiệu ngày nay
Mặt bằng hiện tại
Mặt bằng ngày xưa
KTS Dương Hồng Hiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét