Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

ĐÁNH BÓNG SÀN BÊ TÔNG NHÀ Ở, VĂN PHÒNG

BÊ TÔNG MÀI

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG VƯỜN TRÊN MÁI


Không gian đô thị chật hẹp hiện nay khiến mảng xanh ngày càng trở nên hiếm hoi, vì vậy giải pháp tạovườn trên mái là lựa chọn hợp lý và đạt mấy yêu cầu:
  1. Chống nóng cho công trình rất tốt.
  2. Tạo màu xanh, tăng tính thẩm mỹ.
  3. Tăng diện tích và công năng cho các tòa nhà.
Hiện nay tại Việt Nam, hầu hết hệ thống MÁI SÂN VƯỜN thoát nước bằng cách rải sỏi, đá cho nên không khí không thể đối lưu & trao đổi dưỡng khí, vì vậy kém phát triển. Mùa hè, đá giữ nhiệt độ làm nóng rễ cây. Mùa mưa, thoát nước kém, gây ngập úng cây sẽ chết. Rất nhiều vấn đề hóc búa, nan giải và bế tắc khi phát triểnvườn trên mái. Do đó phải có một giải pháp tổng thể, có công nghệ mới để giải quyết các vấn đề trên.
Chúng tôi là một đối tác của hãng ELMICH với Công nghệ phát triển mảng xanh đến từ Singapore, xin được giới thiệu Một giải pháp trồng cây trên mái bê tông mà chúng tôi đang thực hiện:
vuon-mai - greenmore1
Theo sơ đồ trên ta có:
1. RC Floor slab: Lớp bê tông chính là sàn bê tông tầng thượng của nhà.
2. Waterproofing: Lớp chống thấm để nước không thấm xuống tầng dưới nhà.
3. Protection: Lớp vữa bảo vệ
4. VersiCell: Vỉ thoát nước & chống ngập úng mái sân vườn (2,5kg/m2). Được làm bằng nhựa cứng, chịu tải trọng cao, có ngàm âm dương theo cả hai chiều ngang và đứng nên dễ dàng lắp trên bề mặt sàn và tường. VersiCell được ứng dụng cho mái sân vườn có khu vui chơi, bồn hoa, sân thượng trồng cây, khu thể dục thể thao, tầng hầm, tường chắn đất và cả đường xá, vỉa hè, lối đi…
5. Geotextile: Lớp vải địa kỹ thuật là một loại chất liệu được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ, có sức chịu kéo, độ dãn, độ bền cao, có tính thấm, khi sử dụng lót trong đất nó có khả năng phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường và thoát nước, ngăn cho tầng đất, cát phía trên không rơi xuống các lỗ thoát nước của VersiCell gây nghẽn hệ thống thoát nước.
6. Sand: Lớp cát sông lọc lại phần đất sét, ngăn không cho đất sét bịt kín các lỗ thoát nước của vải địa  giúp thoát nước tốt hơn.
7. Soil: Lớp đất trồng, tùy theo nhu cầu trồng loại cây gì thì lớp đất này sẽ dày hay mỏng.
8. Big trees: Lớp cây trồng tuỳ vào điều kiện khí hậu, ánh sáng và thiết kế sân vườn để sử dụng cây trồng phù hợp.
9. Drain pipe: Ống thoát nước.
Một số công trình đã sử dụng công nghệ GTC Singapore tại Việt Nam
vuon tren mai -greenmore1
Công trình Intercontinental Nha trang
vuon-mai - greenmore7
công trình stone house – KTS Võ Trọng Nghĩa
vuon-mai - greenmore8
Công trình Nhà trẻ mẫu giáo “Farming Kindergarten” ở KCN Pouchen, Đồng Nai
vuon-mai - greenmore5
Trồng cỏ trên mái khu Resort Đại Lải

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên

Tài nguyên gỗ ngày càng bị thu hẹp, kết hợp với đó là sự leo thang nghiêm trọng của nền kinh tế làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ nói chung và đồ gỗ nội thất nói riêng. Chỉ cần thực hiện một bài toán chi phí giá gỗ nguyên liệu tăng cao, giá nhân công tăng, chi phí vận chuyển tăng, các chi phí khác tăng theo. Đồng thời với đó là sự cạnh tranh gay gắt của nên kinh tế thị trường về giá cả và mẫu mã. Chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra rằng sẽ có những công ty, làng nghề, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ không uy tín dùng những thủ thuật, tiểu xảo nhằm đánh lừa người tiêu dùng không có kiến thức về đồ gỗ.

Cách thức mà các công ty, làng nghề, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ không uy tín này thường sử dụng là sử dụng gỗ tạp (gỗ rẻ tiền, gỗ kém chất lượng) để thay thế cho các loại gỗ cao cấp (gỗ xưa, gỗ lim, gỗ trắc, gỗ hương, gỗ gụ,....). Một số các loại gỗ tạp có vân gỗ khá giống với gỗ cao cấp, đặc biệt gỗ đã được sơn PU và xử lý bề mặt nên càng khó phân biệt.
Gỗ tạp kém chất lượng sau khi sơn PU và xử lý bề mặt

Người tiêu dùng không có kiến thức về đồ gỗ cứ nhầm tưởng mua được đồ gỗ cao cấp với giá rẻ nhưng ai ngờ lại mua phải đồ gỗ rẻ tiền với giá cao. Còn người được lợi lại là các công ty, làng nghề, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ không uy tín.
Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê)  là tập hợp nhiều xưởng gỗ của cụm làng nghề sản xuất đồ gỗ truyền thống từ thời An Dương Vương. Với tiếng tăm lâu đời và sản xuất trực tiếp chúng tôi luôn cam kết sản phẩm đồ gỗ của chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng, đúng loại gỗ, với giá rẻ nhất. Nhằm thuận tiện và dễ dàng cho người mua hàng, Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê) giới thiệu qua về các loại gỗ và cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên hay được sử dụng để sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ:

1. Gỗ là gì?

Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%),lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.
Mặt cắt ngang của một cây gỗ

2. Thế nào là gỗ lõi, (gỗ có giá trị cao), gỗ rác (gỗ không có giá trị cao)?

Gỗ lõi là do gỗ rác hình thành nên. Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp. Trước hết tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuất hiện: nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu,... Nhìn chung, do thành phần các chất hữu cơ nói trên tích tụ rất nhiều trong gỗ lõi, các tế bào ở đây được cho là không còn đảm nhiệm chức năng dẫn nước và muối khoáng nữa mà trở thành "thùng rác" chứa các chất thải, chất bã của cây. Ở trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào làm cho gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm, mối, mọt hơn gỗ rác. Do gỗ lõi ít "rỗng" hơn gỗ rác, độ bền vật lý của gỗ lõi tốt hơn gỗ rác và nó đảm nhận vai trò chống đỡ cho toàn bộ cấu trúc của cây.
Trên mặt cắt ngang gỗ lõi có màu sẫm hơn so với gỗ rác. Ở một vài loài, thường xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng. Không có mối quan hệ nào giữa tăng trường đường kính thân cây và thể tích gỗ rác, gỗ lõi. Có loài không hình thành gỗ lõi, có loài gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ dác rất mỏng (ví dụ gỗ cây họ Dẻ, họ Dâu tằm).
Gỗ lõi (màu sẫm, phía trong) và gỗ rác (màu nhạt, bên ngoài)

3. Đặc điểm của gỗ dùng làm đồ gỗ mỹ nghệ
3.1. Bền : ít có dãn, không mối mọt, nếu được bảo quản trong nhà có thể tồn tại nguyên vẹn hàng trăm năm.
3.2. Lành: không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt một số loại có tinh dầu rất tốt cho sức khỏe (gỗ sưa, gỗ trắc ...),
3.3. Đẹp : Vân ,thớ, màu rất đẹp, có loại gỗ vân nổi lên như một bức tranh thiên nhiên trao tặng. Đồ dùng lâu ngày, gỗ xuống màu sẫm và đồ càng cũ càng đẹp
3.4. Quý: càng ngày càng trở lên quý hiếm và đắt.
Đó cũng là lý do vì sao bạn nên chọn đồ gỗ làm đồ nội thất dùng trong gia đình.
4. Cách phân biệt các loại gỗ
4.1. Gỗ Sưa:
Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn
- Có ba loài gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.
+ Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ
+ Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.
- Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:
+ Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
+ Gỗ sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp
+ Gỗ sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục
+ Gỗ sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt
Vân gỗ sưa
Gỗ sưa có vân 4 mặt
4.2. Gỗ Trắc:

- Có ba loài gỗ trắc là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen
+ Gía trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen
- Đặc điểm nhận biết của gỗ trắc:
+ Gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng
+ Gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh
+ Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu

Vân gỗ trắc

4.3. Gỗ Giáng Hương :

- Có màu nâu hồng, vân đẹp, đặc biệt có mùi thơm

Vân gỗ Giáng Hương

4.4. Gỗ Mun :

- Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng
Vân gỗ Mun
4.5. Gỗ Gụ :
- Thớ gỗ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm

- Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh
- Gỗ có mùi chua nhưng không hăng

Vân gỗ gụ

4.6. Gỗ PơMu :
- Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, màu vàng có mùi thơm
Vân gỗ Pơmu
4.7. Gỗ Xoan Đào:
- Gỗ cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào
Vân gỗ Xoan Đào
4.8. Gỗ Sồi đỏ:
- Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng
- Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng
Vân gỗ sồi đỏ
4.9. Gỗ Sồi trắng :
- Dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm
- Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi đỏ. Vì vậy, Sồi trắng có nhiều đốm hình hơn

Vân gỗ Sồi trắng
4.10. Gỗ Giổi :
- Gỗ thường màu xám vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm
Vân gỗ Giổi
4.11. Gỗ Tần Bì :
- Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng
- Tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu
- Vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều
Vân gỗ Tần Bì
4.12. Gỗ Thông :
- Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt, vân thẳng đều
Vân gỗ Thông
4.13. Gỗ Mít :
- Gỗ mềm, màu vàng sáng, khi để lâu sẽ chuyển sang nâu sẫm
- Vân gỗ không đẹp lắm
Vân gỗ Mít
4.14. Gỗ Căm xe :
- Gỗ màu đỏ thẫm, hơi có vân sẫm nhạt xen kẽ, thớ mịn
- Gỗ nặng, bền, không mối mọt, chịu được mưa nắng, rất cứng
Vân gỗ Căm Xe
4.15. Gỗ Lim :
- Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt
- Gỗ có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt
- Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen

Vân gỗ Lim
4.16. Gỗ Chò Chỉ :
- Thịt vỏ vàng và hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ.
- Gỗ Chò Chỉ vàng nhạt hay hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi
Vân gỗ Chò Chỉ
4.17. Gỗ tạp giống gỗ Giổi
Vân gỗ tạp giống gỗ Giổi
4.18. Gỗ tạp giống gỗ Tần Bì
Vân gỗ tạp giống gỗ Tần Bì
4.19. Các loại gỗ tạp khác
- Gỗ Bạch Tùng

Vân gỗ Bạch Tùng
- Gỗ Hồng Sắc

Vân gỗ Hồng Sắc
- Gỗ Keo
Vân gỗ Keo
- Gỗ Muồng Muồng
Vân gỗ Muồng Muồng
...............................................................................................